db
Tin tức

Trang chủ Tin tức

Tin tức

Thủ Đô - Chặng đường mới

Ninh Bình - Điểm đến

Thư viện ảnh - Video

Tin tức thực phẩm

Công thức nấu ăn, mẹo vặt

Văn bản pháp luật

Góc giải trí

Hỗ trợ khách hàng

Hãy gọi ngay cho chúng tôi để được giải đáp thắc mắc và tư vấn, báo giá nhanh nhất.

0868.899.566

NÂNG CAO SỨC ĐỀ KHÁNG - MỘT TRONG NHỮNG "VŨ KHÍ TRONG PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19

30/01/2023

 

Điểm khởi đầu, hậu quả và trách nhiệm của mỗi người trước “Siêu bão” Covid-19

“Siêu bão” Covid-19 có điểm khởi đầu vào cuối tháng 12/2019 từ một chợ hải sản ở Hồ Nam, Vũ Hán, miền Trung Trung Quốc. Virus Corona gây ra siêu bão Covid-19 ban đầu được xác nhận là một loại bệnh “viêm phổi lạ” hoặc “viêm phổi không rõ nguyên nhân”. Chỉ sau 100 ngày xuất hiện, đại dịch viêm đường hô hấp cấp do virus Corona đã nhanh chóng tác động tới các lĩnh vực kinh tế, xã hội, thị trường tài chính chao đảo, nền kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái với tỷ lệ thất nghiệp và nghèo đói chưa từng có trong lịch sử.

Tên gọi vi rút Corona có nguồn gốc từ tiếng Latin, trong đó “corona” có nghĩa là “vương miện” hoặc “hào quang”. Virus này có những chiếc gai bao bọc bên ngoài, chúng tương tác với thụ thể trên tế bào, theo cơ chế tương tự chìa khóa và ổ khóa, từ đó cho phép virus xâm nhập vào bên trong.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết tên gọi chính thức của bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi-rút corona (nCoV) là Covid 19. Tên gọi mới này gọi tắt của coronavirus disease 2019, theo các từ khóa “corona”, “virus”, “disease” (dịch bệnh) và 2019 là năm mà loại virus gây đại dịch này xuất hiện. Tháng 2/2020, Ủy ban quốc tế về phân loại Virus - International Committee on Taxonomy of Viruses (ICTV) chính thức đặt tên cho chủng mới của vi-rút corona là Sars-CoV-2. Đây là tên gọi khác với tên Covid 19 mà WHO đã chỉ định trước đó.

“Siêu bão” Covid-19 quét đến đâu, sự rối loạn, ngừng trệ, thậm chí là tê liệt xuất hiện ở đó. Ngay cả những nền kinh tế lớn nhất thế giới như Mỹ, châu Âu,… cũng lao đao vì đại dịch. Phần lớn các quốc gia đều có thời điểm phải tạm đóng cửa, các chính phủ ban bố lệnh phong tỏa, hạn chế đi lại, yêu cầu giãn cách xã hội. Việc thế giới phải sống trong tình trạng giãn cách xã hội là chưa từng có tiền lệ. Trong gần 2 năm, người dân dần quen với những khẩu hiệu như “Ở nhà là yêu nước”, “Xin hãy ở yên trong nhà” để bảo vệ bản thân và cộng đồng trước “kẻ thù” Covid-19. Trong cuộc chiến chung đó, ở Việt Nam mỗi người dân đều cần nêu cao trách nhiệm và tự giác thực hiện nghiêm các quy định mà Bộ Y tế đã đưa ra như: Thực hiện nghiêm quy định 5K, đeo khẩu trang phòng dịch Covid đúng cách, tránh đến những nơi đông người, rửa tay thường xuyên, sát khuẩn vùng họng… Bên cạnh đó thì tăng sức đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể được coi là “vũ khí” hữu hiệu để phòng thủ loại virus nguy hiểm này.

Sức đề kháng là gì

Sức đề kháng là khả năng phòng vệ của cơ thể, “hàng rào chắn” chống lại sự xâm nhập của các yếu tố ngoại lai gây bệnh như: virus, vi khuẩn, ký sinh trùng,…. Nó được ví như “Bộ công an” và “Bộ quốc phòng” của một quốc gia chống “thù trong, giặc ngoài” để bảo vệ cơ thể. Sức đề kháng trong cơ thể được tạo ra từ hệ thống miễn dịch. Nếu có một sức đề kháng tốt, cơ thể bạn sẽ ngăn chặn được những tác nhân gây hại từ môi trường xung quanh hoặc tìm cách loại bỏ, tiêu diệt nếu chúng đã xâm nhập vào bên trong.

Hệ thống miễn dịch của con người gồm có 3 loại: miễn dịch tự nhiên (hay bẩm sinh) và miễn dịch thu được (hay còn gọi là miễn dịch thích nghi) và miễn dịch thụ động. Trong đó, miễn dịch tự nhiên là dòng đáp ứng miễn dịch đầu tiên của cơ thể, liên quan đến di truyền (da, niêm mạc…).

Miễn dịch thu được do con người tạo ra để giúp cơ thể sinh ra chất chống lại tác nhân gây bệnh. Miễn dịch thụ động là việc cung cấp kháng thể thụ động vào cơ thể một người thay vì cơ thể đó phải tự sản xuất chúng thông qua hệ thống miễn dịch của cơ thể (kháng thể qua nhau thai, sữa mẹ hay chế phẩm máu có chứa kháng thể…).

Nguyên nhân gây suy giảm sức đề kháng của cơ thể

Khi sức đề kháng suy yếu, hệ miễn dịch sẽ trở nên mỏng manh, yếu ớt, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, đặc biệt là Covid-19. Các nghiên cứu gần đây cho biết các yếu tố làm suy giảm sức đề kháng bao gồm:

- Suy giảm hệ miễn dịch: đây là nguyên nhân chính gây suy giảm sức đề kháng, bao gồm suy giảm miễn dịch tiên phát (khiếm khuyết về mặt di truyền, rối loạn tế bào mầm,…) và suy giảm miễn dịch thứ phát (do bức xạ X-quang, điều trị kìm tế bào, chấn thương, can thiệp phẫu thuật,…).

- Sự ô nhiễm không khí: khi hít phải khói bụi, hơi hóa chất,… phổi của bạn sẽ bị nhiễm bẩn. Các nghiên cứu đã phát hiện, không khí bẩn sẽ ngăn chặn sự tăng sinh của các lympho T (tế bào cần thiết của hệ miễn dịch) và lympho B (miễn dịch thể dịch) gây ra viêm nhiễm hô hấp.

- Ăn các thức ăn chế biến sẵn: Nếu ăn quá nhiều đồ ăn nhanh, đóng hộp,… có quá nhiều đường, mỡ và muối có hại cho cơ thể - các thực phẩm này sẽ làm suy yếu các lympho T và B là “đội quân” chủ lực chống lại bệnh tật.

- Uống ít nước: nước giữ vai trò quan trọng trong cơ thể con người. Ngoài cung cấp nước cho sự sống, chúng còn giúp thận lọc bỏ các yếu tố độc hại đồng thời nâng cao sức đề kháng.

- Thức quá khuya: Nếu bạn không nghỉ ngơi đầy đủ, đặc biệt khi thức khuya, sẽ khiến cơ thể không sản xuất đủ melatonin trong khi ngủ, hệ thống miễn dịch không thể tạo đủ tế bào bạch cầu để chống đỡ vi khuẩn.

- Stress: Việc thường xuyên căng thẳng, lo lắng khiến nồng độ hormone như testosterone và estrogen bị suy giảm, gây mất thăng bằng, làm suy giảm khả năng miễn dịch của cơ thể.

- Lạm dụng kháng sinh: Thuốc kháng sinh là “con dao hai lưỡi”. Theo các chuyên gia, trẻ em và người lớn ốm khi uống kháng sinh sẽ khỏi rất nhanh, song khiến cơ thể người bệnh yếu hơn, dễ có nguy cơ mắc bệnh ở những lần sau, giảm khả năng tự chống chịu với vi khuẩn, virus. Ngoài ra, kháng sinh còn dẫn đến giảm lượng cytokine - một hormone cần thiết cho hệ miễn dịch.

- Thừa cân: Việc thừa cân không chỉ gây khó khăn cho tim, não mà còn khiến sự tăng tiết hormone mất kiểm soát, chúng phá hỏng khả năng phòng bệnh của hệ miễn dịch (2).

Dấu hiệu suy giảm sức đề kháng

- Suy nhược tinh thần: Những người có khả năng miễn dịch kém, luôn có cảm giác khó chịu, thiếu sức sống, rất dễ mệt. Do đó, nếu phát hiện tinh thần ủ rũ, suy nhược thì cần cảnh giác vì có khả năng đã bị giảm miễn dịch.

- Dễ cảm lạnh: Những người có sức đề kháng kém, không thể chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn và virus, do đó họ dễ bị ốm, điển hình cảm lạnh, cảm cúm.

- Dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, vết thương chậm lành: Nếu vô tình bị đứt tay, chảy máu, những người có hệ miễn dịch yếu không chỉ cầm máu chậm hơn người khác, mà còn rất dễ bị nhiễm trùng. Người có sức đề kháng yếu cũng dễ mắc lao, viêm phổi, viêm phế quản, viêm xoang,… và bệnh thường xuyên tái phát.

- Tiêu hóa kém: Những người có khả năng miễn dịch tốt thì chức năng tiêu hóa cũng tốt, sẽ không gặp vấn đề trong khi ăn uống. Tuy nhiên, với người có khả năng miễn dịch kém không chỉ khiến quá trình tiêu hóa và hấp thu kém hơn người bình thường, khi ăn thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn rất dễ bị nôn ói, tiêu chảy.

- Dễ mệt mỏi: Người có sức đề kháng kém thường cảm thấy mệt mỏi, ngay cả khi ngủ đủ giấc cảm vẫn cảm thấy không có sức lực, dễ đau mỏi cơ thể…

 

Hậu quả khi cơ thể suy giảm sức đề kháng

Sức đề kháng có vai trò cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe con người. Hầu hết các loại virus, vi khuẩn gây bệnh đều “lợi dụng” sức đề kháng cơ thể suy yếu tấn công và “ký gửi” bệnh tật. Ở những người mắc bệnh mãn tính như tiểu đường, tim mạch, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính…, sức đề kháng suy yếu cực kỳ nguy hiểm vì khi mắc các bệnh truyền nhiễm như cúm, các bệnh do phế cầu khuẩn, não mô cầu khuẩn,… sẽ gây biến chứng nặng như: viêm phổi cấp, nhiễm trùng huyết, suy hô hấp, thậm chí tử vong.

Theo thống kê của Bộ Y tế, Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ mắc bệnh mạn tính cao, mỗi ngày có 80 người tử vong vì các bệnh liên quan đến tiểu đường. Mỗi năm, Việt Nam có hơn 300.000 bệnh nhân đang điều trị bệnh ung thư, khoảng 165.000 ca mắc mới và 115.000 trường hợp tử vong. Đặc biệt, nhiều người trẻ tuổi đôi khi còn ỷ lại vào sự dẻo dai của cơ thể mà lơ là với sức đề kháng, dẫn đến người trẻ chết vì đột quỵ, cao huyết áp, tim mạch… ngày càng tăng.

Nghiêm trọng hơn, trong bối cảnh “đại dịch toàn cầu” Covid-19 đang có diễn biến phức tạp và khó lường, những đối tượng có sức đề kháng yếu là những đối tượng được “ưa thích” nhất. Ngay bây giờ, cần ăn uống đủ chất và có lối sống khoa học, lành mạnh góp phần nâng cao sức đề kháng để chủ động phòng, chống dịch Covid-19.

Ai dễ bị suy giảm sức đề kháng?

Sức đề kháng dễ bị suy giảm khi chúng ta có chế độ sinh hoạt không lành mạnh, môi trường sống ô nhiễm, stress nhiều… đặc biệt là:

- Người cao tuổi: Theo tuổi tác và bệnh lý, hệ miễn dịch của những đối tượng này bị “mài mòn”, các tế bào miễn dịch trở nên yếu ớt, già nua và chậm chạp hơn trong việc chiến đấu chống lại virus như khi trẻ tuổi.

- Người mắc các bệnh mãn tính như: tim mạch, gan, đái tháo đường, phổi tắc nghẽn mãn tính, sử dụng thuốc (kháng sinh, thuốc chống viêm, corticosteroids, thuốc kháng miễn dịch, thuốc điều trị ung thư…), bị nhiễm các độc tố,…

- Trẻ em: Giai đoạn từ 6 tháng đến 3 tuổi được coi là “khoảng trống miễn dịch” của trẻ, vì hệ miễn dịch chưa được phát triển hoàn thiện, trẻ rất dễ mắc bệnh do sức đề kháng còn yếu.

- Phụ nữ mang thai: mẹ bầu cũng là đối tượng dễ bị suy giảm sức đề kháng tạm thời, phải đối mặt với nguy cơ cao bị nhiễm trùng và khi mắc bệnh có thể dễ bị nặng, khó điều trị hơn so với người bình thường, lý do là một số loại thuốc chống chỉ định với phụ nữ mang thai.

- Người mới ốm dậy: Sau khi bị ốm hoặc ốm dậy, tình trạng chung của người bệnh là cơ thể mệt mỏi, miệng đắng, ăn không ngon miệng, chán ăn, tinh thần kém… và đây là khoảng thời gian hệ miễn dịch bị ảnh hưởng, tạo cơ hội thuận lợi cho các vi khuẩn, virus xâm nhập.

Các loại vitamin và khoáng chất giúp tăng cường sức đề kháng

Theo các chuyên gia, đối với các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, đặc biệt là Covid-19, vai trò của hệ miễn dịch là yếu tố quyết định, được xem là “vũ khí tối thượng” trong phòng tránh bệnh. Vì vậy, để giữ cho sức đề kháng luôn khỏe mạnh chống lại “thù trong giặc ngoài”, mỗi cá nhân cần phải thiết lập chế độ làm việc hợp lý, một tinh thần lạc quan vui vẻ và một chế độ dinh dưỡng giàu vitamin, giầu khoáng chất cho cơ thể… qua đó mỗi người sẽ tự tạo ra cho chính mình một “vũ khí” để góp phần ngăn chặn, giảm thiểu tác hại của dịch bệnh và hướng đến một thế giới không còn kẻ thù Covid - 19.

Bài viết khác

NĂM 2022 VƯỢT QUA KHÓ KHĂN - NĂM 2023 VỮNG BƯỚC PHÁT TRIỂN

NĂM 2022 VƯỢT QUA KHÓ KHĂN - NĂM 2023 VỮNG BƯỚC PHÁT TRIỂN

30/01/2023
Tập thể cán bộ, nhân viên Công ty Thủ Đô đã đoàn kết vượt qua những khó khăn của trong năm 2022 để vững bước phát triển vững chắc trong năm 2023
7 tác dụng của vitamin C

7 tác dụng của vitamin C

30/01/2023
Vitamin C không hề xa lạ nhưng không phải ai cũng biết rõ những tác dụng hữu ích của vitamin C. Những tác dụng dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của vi chất này.
7 thực phẩm phòng bệnh hiệu quả

7 thực phẩm phòng bệnh hiệu quả

30/01/2023
Hấp thụ những thực phẩm này hàng ngày, bạn sẽ có cơ thể khỏe khoắn hơn mà vẫn duy trì được cân nặng như ý
  • Cocacola

  • Crown

  • Goldsunvina

  • Yamagata

  • Lod

  • Metro

  • Phong phú

Where you can buy Louis Vuitton Replica :

louis vuitton shoes replica borse louis vuitton imitazioni chanel sunglasses replica Borse Louis Vuitton false dove trovarl chanel replica cartier love bracelet replica goyard replica cartier bracelet replica fake louis vuitton shoes replica cartier love bracelet louis vuitton turkei online cartier love bracelet replica 1:1 borse louis vuitton imitazioni gucci backpack replica cartier bracelet replica replica gucci wallet Louis Vuitton Replica replique sac ysl replique sac ysl replica celine replica chanel wallet chanel shoes replica gucci replica 1:1 high quality louis vuitton replicas canada fake lv man bag gucci replica louis vuitton wallet replica louis vuitton bumbag replica louis vuitton shoes replica imitazioni borse dior canada goose replica gucci backpack replica Louis Vuitton wallet copy imitazioni louis vuitton replica goyard fake louis vuitton belt replica borse gucci fake louis vuitton shoes cartier bracelet replica van cleef replica gucci imitazioni louis vuitton bumbag replica replica louis vuitton Louis Vuitton China online Shop replica gucci shoes louis vuitton tasche gefalscht kaufen louis vuitton shoes replica replica borse louis vuitton louis vuitton wallet replica

Copyright © 2024.Thudo.net. All Rights Reserved. Thiết kế và phát triển bởi Bambu®

Hotline 1: 0906 002 823
Hotline 2: 0868 899 566
suatanthudo999@gmail.com